Tìm Kiếm

Địa Lí 8 Bài 7

Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế- xã hội các nước châu Á
I. Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức
- Quá trình phát triển của các nước Châu Á.
- Đặc điểm phát triển và sự phân hoá kinh tế – xã hội các nước Châu Á hiện nay.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích các bảng số liệu, biểu đồ kinh tế xã hội.
- Kỷ năng thu thập thống kê các thông tin kinh tế – xã hôị mở rộng kiến thức.
- Kỷ năng vẽ biểu đồ kinh tế.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ kinh tế châu Á.
-  Bảng 7.1 và bảng 7.2 sgk phóng to.
- Tranh ảnh về các thành phố, các trung tâm kinh tế lớn của một số nước ở Châu Á.
III. Hoạt động dạy & học 
1. Ổn định
Lớp
HS vắng
81
 
82
 
83
 
84
 
85
 
2. KTBC
3. Bài mới
- Châu Á là nơi có nền văn minh cổ xưa đã từng có nhiều mặt hàng nổi tiếng thế giới như thế nào? Ngày nay trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia ra sao? Đó là những kiến thức chúng ta cần tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thời kì từ thế kỉ XVI  đến chiến tranh thế giới thứ 2
* Thảo luận nhóm
- Bước 1: Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận về:
N1:   +Từ thế kỉ 16 à 19 các nước châu Á bị đế quốc nào xâm lược? (Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha.)
+ VN bị thực dân nào xâm lược?Năm nào?( Pháp. 1859)
N2:   + Thời kì nào nền kinh tế các nước châu Á lâm vào tình trạng khủng hoảng?(thuộc địa của tư bản phương tây).
+ Trong thời kì này có một nước duy nhất thoát khỏi tình trạng yếu kém là nước nào?(Nhật Bản).
N3:  Tại sao Nhật bản là nước phát triển nhất châu Á?(Thực hiện cải cách Minh Trị). (Sớm thực hiện được cuộc cải cách Minh trị,mở rộng mối quan hệ với các nước phương tây, giải phóng đất nước thoát khỏi mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng).
- Bước 2: HS làm việc cá nhân.
- Bước 3: HS thảo luận nhóm.
- Bước 4: Đại diện một số nhóm trình bày.
- Bước 5: GV tóm tắt và chuẩn kiến thức.
Chuyển ý:   Các nước Châu Á phát triển kinh tế, xã hội như thế nào?  Ta đi vào phần tiếp theo:
Hoạt động2Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế- xã hội châu Á
*Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ:
+ Đặc  điểm kinh tế, xã hội các nước Châu Á sau chiến tranh thế giới lần 2 như thế nào?
(Xã hội: Các nước lần lượt giành được độc lập dân tộc.
Kinh tế: Kiệt quệ, yếu kém, nghèo đói)
+ Nền ktế Châu Á bắt đầu có chuyển biến khi nào?( nửa cuối tk XX)
+ Biểu hiện rõ rệt của sự phát triển kinh tế như thế nào?
(Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thế giới, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Xin-gar-po trở thành con rồng Châu Á.)
+ Dựa vào bảng 7.2 sgk cho biết tên các quốc gia Châu Á được phân theo mức thu nhập thuộc những nhóm gì?
( – Nhóm cao: Nhật Bản, Cô Oét.
- Nhóm trung bình trên: Hàn Quốc, MãLaixiA
- Nhóm trung bình dưới: Trung quốc, XiRi.
- Nhóm thấp: UdơbêkixTan, Lào, Việt Nam.)
+Nước nào có bình quân GDP/ Người cao nhất?
(Nhật Bản: 33.400 gấp 105,4 lần Lào, 80,5 lần Việt Nam.
+Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của nước thu nhập cao khác với nước có thu nhập thấp ở chỗ nào?
(Nước có tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP cao thì GDP/Người thấp -> Mứùc thu nhập trung bình thấp, kém).
+ Nước có tỉ trọng trong nông nghiệp GDP thấp, tỉ trọng dịch vụ cao thì có GDP/ Người cao -> mức thu nhập cao.
Cho lớp hoạt động nhóm: 5 nhóm.
+ Dựa vào sgk đánh giá sự phân hoá các nhóm nước theo đặc  điểm phát triển kinh tế?
Các nhóm điền kết quả thảo luận:
1. Vài nét về lịch sử phát triển của các nước châu Á.a) Thời cổ và trung đại
- Các nước châu Á có quá trình phát triển rất sớm đạt nhiều thành tựu trong kinh tế và khoa học.
b) Thời kí TK XVI – trước CTGT2
- Tình trạng phát triển kinh tế còn chậm do trước kia bị đế quốc chiếm đóng.

















2. Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội của các nước và lãnh thổ Châu Á hiện nay






- Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 nền kinh tế các nước Châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.







Nhóm nước
Đặc điểm phát triển kinh tế.
Tên nước và vùng lãnh thổ
- Phát triển cao.- Nền KT-XH toàn diện .- Nhật bản.
- Công nghiệp mới- Mức độ CNH cao, nhanh.- Xin-ga-po, Hàn Quốc.
- Đang phát triển- NN phát triển chủ yếu- Việt Nam, Lào.
- Có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.- CN hoá nhanh, nông nghiệp có vai trò quan trọng.- Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.
- Giàu – trình độ phát triển kinh tế – xã hội phát triển cao.-Khai thác dầu khí để phát triển.- Ả Rập Xêut-  Brunây.
CH: Dựa vào bảng trên em có nhận xét gì về trình độ phát triển kinh tế của các nước Châu Á?- Trình độ phát triển KT-XH giữa các nước và vùng lãnh thổ của Châu Á không đồng đều.

4. Thực hành / luyện tập:
-  Em hãy cho biết tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của Châu Á?
-  Em hãy kể tên các nước vào nhóm nước có thu nhập cao như nhau?
a/  Brunây, Cô oét, Ả râpxêut: Dầu khí nhiều phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến dầu mỏ, trình độ kt – xh chưa phát triển.
bBăng Ladet, lào, Cam Phu chia, Việt Nam: Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
c/ Xingapo, Hàn Quốc: Công nghiệp hoá cao, nhanh … nước công nghiệp mới.
d/ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan: Những nước nông – công nghiệp có ngành công nghiệp hiện đại, điện tử hàng không – vũ trụ.
5. Hoạt động nối tiếp
- Học bài cũ.
- Làm bài tập 2. sgk.
6. Rút kinh nghiệm
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .