Tìm Kiếm

Địa Lí 8 Bài 6

Bài 6: Thực hành: đọc phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á.
I. Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức
- Đặc điểm về tình hình phân bố dân cư và thành phố lớn của Châu Á.
- Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến sự phân bố dân cư và đô thị Châu Á.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích bản đồ phân bố dân cư và các đô thị Châu Á. Tìm đặc điểm phân bố dân cư và các mối quan hệ giữa yêu tố tự nhiên và dân cư xã hội.
- Rèn luyện kỹ năng xác định, nhận biết vị trí các quốc gia, các thành phố lớn ở Châu Á.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ tự nhiên Châu Á.
- Lược đồ mật độ dân số Châu Á.
III. Hoạt động dạy & học 
1. Ổn định
Lớp
HS vắng
81
 
82
 
83
 
84
 
85
 
2. KTBC
- Cho biết nguyên nhân của sự tập trung dân đông ở Châu Á?
- Các yếu tố tự nhiên thường ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư và đô thị?
3. Bài mới
- GV dẫn dắt Hs vào bài: Châu Á là châu lục lớn nhất và có số dân đông nhất so với các châu lục khác, Châu Á có đặc điểm phân bố dân cư như thế nào? Sự đa dạng và phức tạp của thiên nhiên có ảnh hưởng gì đến sự phân bố dân cư và đô thị ở Châu Á? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.        
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn lại sự phân bố dân cư châu Á
* HS làm việc cá nhân
- GV hướng dẫn HS đọc yêu cầu của bài thực hành 1
+ Nhận biết khu vực có mật độ dân số từ thấp đến cao.
+  Kết hợp lược đồ tự nhiên Châu Á và kiến thức đã học giải thích sự phân bố dân cư.
- GV yêu cầu Hs đọc kí hiệu mật độ dân số (MĐDS) ,sử dụng kí hiệu nhận biết nơi thưa dân , đông dân Châu Á: nhận xét loại MĐDS nào chiếm diện tích lớn nhất (GV yêu cầu HS dùng màu sáp tô màu bản đồ của tập bản đồ )
* Thảo luận nhóm
- Bước 1: Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm:  Nhận biết 1 khu vực có mật độ dân số từ thấp lên cao và điền vào theo sơ đồ đã vẽ ở nhà và tô màu theo từng khu vực:
- Dưới 1 người/Km2.
- 1 người – 50 người/Km2.
- 51 người – 100 người/Km2.
- Trên 1000 người/Km2- Bước 2: HS làm việc cá nhân.
- Bước 3: HS thảo luận nhóm.
- Bước 4: Đại diện một số nhóm trình bày.
- Bước 5: GV tóm tắt và chuẩn kiến thức.
1. Phân bố dân cư Châu Á
Mật độ dân số
Nơi phân bố
Chiếm diện tích
Đặc điểm tự nhiên.
Dưới 1 người/Km2.
Bắc LBNga, Tây trung Quốc, Ảrâp -xêút, PakixtanDiện tích lớn.Khí hậu lạnh khô, địa hình cao, đồ sộ, hiểm trở, mạng lưới sông rất thưa.
1 – 50 người/Km2
Nam  LB Nga, vùng núi các nước ĐNA, đông nam Thổ Nhỉ Kỳ, Iran.Diện tích khá.Khí hậu ôn đới lục địa, địa hình núi cao, cao nguyên, sông ngòi thưa thớt.
51 -100 người/Km2
Vùng nội địa Ấn Độ, nội địa đông Trung Quốc, 1 số đảo ở In-đô 
Diện tích nhỏ
Khí hậu ôn hoà. Có mưa. Địa hình đồi núi thấp, lưu vực sông lớn.
Trên 100người/Km2
Ven biển Nhật Bản, đông Trung Quốc, Việt Nam, nam Thái Lan, ven biển Ấn độ. 
Diện tích nhỏ
Khí hậu ôn đới hải dương, nhiệt đới gió mùa, sông ngòi dày, nhiều nước. Đồng bằng rộng, khai thác lâu đời, tập trung nhiều đô thị.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân bố các thành phố lớn ở châu Á
 * HS làm việc cá nhân
- Bước 1: HS Dưạ vào biểu đồ mật độ dân số Châu Á và bảng 6.1:
+ Xác định vị trí các nước có tên trong bảng 6.1 trên bản  đồ phân bố dân cư châu Á?
+ Xác định vị trí và điền tên của các thành phố trong bảng 6.1 vào lược đồ tự in.
+ Các thành phố thường được tập trung ở đâu? Tại sao có sự phân bố ở vị trí đó?
- Bước 2: GV chỉ định 1 vài HS trình bày các vấn đề.
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
2. Các thành phố lớn ở Châu Á
- Các thành phố tập trung chủ yếu ở ven biển và đại dương: TBD, AĐD nơi các đồng bằng châu thổ màu mỡ rộng lớn.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa hoạt động thuận lợi cho sinh hoạt đời sống, phát triển giao thông đi lại, điều kiện tốt cho sản xuất nông nghiệp nhất là lúa nước
4. Thực hành / luyện tập:  
- Yêu cầu HS xác định trên bản đồ các  khu vực tập trung đông dân nhất, thưa dân nhất ở châu Á
- Xác định nhanh vị trí  một số thành phố lớn của các nước.
5. Hoạt động nối tiếp
- Chuẩn bị bài mới
6. Rút kinh nghiệm
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .