Tìm Kiếm

Địa Lí 8 Bài 9

Bài 9: Khu vực Tây Nam Á
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế, chính trị,  của khu vực Tây Nam Á.
- Phân tích được vị trí chiến lược quan trọng của khu vực Tây Nam Á.
2. Về kĩ năng
Xác định vị trí địa lí của khu vực và các quốc gia trong khu vực trên lược đồ / bản đồ khu vực Tây Nam Á.
- Sử dụng lược đồ / bản đồ để nhận biết đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á.
II.  Phương tiện dạy học. Bản đồ tự nhiên Châu Á.  Lược đồ Tây Nam Á : H9.1 (phóng to).
III. Hoạt động dạy & học.
1. Ổn định
Lớp
HS vắng
81
 
82
 
83
 
84
 
85
 
2. KTBC
3. Bài mới
- GV đặt câu hỏi cho HS về một số vấn đề có liên quan đến khu vực Tây Nam Á như vấn đề khai thác dầu mỏ, vấn đề xung đột,…để chuẩn bị cho tìm hiểu nội dung bài mới.
- GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng và sau đó tóm tắt chung.            
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí đặc điểm tự nhiên và TNTN, đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị của khu vực Tây Nam Á.
Thảo luận nhóm / kĩ thuật các mảnh ghép:
Bước 1: GV chia HS trong lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS) và giao nhiệm vụ:
+ Các nhóm 1,2,3: Tìm hiểu về vị trí địa lí của khu vực.
+ Các nhóm 4,5,6: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực.
+ Các nhóm 7,8,9: Tìm hiểu về dân cư, kinh tế, chính trị của khu vực.
- Bước 2: GV hướng dẫn:
+ Các nhóm 1,2,3: Dựa vào H9.1 kết hợp đọc mục 1 trong bài và trả lời 2 câu hỏi ở mục 1.
+ Các nhóm 4,5,6: Dựa vào H9.1 và 2.1 kết hợp đọc mục 2 trong bài và trả lời 2 câu hỏi ở mục 2 và cho biết nguồn tài nguyên chủ yếu của khu vực.
+ Các nhóm 7,8,9: Dựa vào H9.3 và 9.4 kết hợp đọc mục 3 trong bài và trả lời 3 câu hỏi ở mục 3.
- Bước 3: HS làm việc cá nhân.
- Bước 4: HS thảo luận nhóm.
- Bước 1: thành lập nhóm mới: (3 HS/nhóm) mỗi nhóm mới sẽ bao gồm 3 thành viên của 3 nhóm khác nhau.
* Ví dụ:
+ Nhóm 1 sẽ bao gồm 3 thành viên của 3 nhóm: 1,4,7.
+ Nhóm 2 sẽ bao gồm 3 thành viên của 3 nhóm: 2,5,8…
- Bước 2: GV giao nhiệm vụ: mỗi thành viên trong nhóm sẽ trình bày lại những ý chính đã thảo luận nhóm ở vòng 1, sau đó tổng hợp những ý chính về VTĐL, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư, KT, CT của khu vực Tây Nam Á.
- Bước 3: đại diện 1 số nhóm trình bày các ý đã thảo luận trước lớp.
- Mỗi thành viên của nhóm sẽ trình bày về một vấn đề kết hợp sử dụng bản đồ trong khi trình bày.
Các thành viên trong các nhóm khác nhau sẽ đặt câu hỏi sau khi các nhóm trình bày.
Hoạt động 2
- Bước 4: GV tóm tắt và chuẩn kiến thức.
* Thuyết trình tích cực:
+ GV đặt câu hỏi: Tại sao khu vực này lại được coi là vị trí chiến lược quan trọng và từ thời xa xưa đến nay đây vẫn là nơi đã xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, dân tộc trong và ngoài khu vực?
+ GV thuyết trình: khu vực Tây Nam Á nằm án ngữ đường biển từ biển Đen ra Địa Trung Hải, từ châu Âu sang châu Á qua kênh Xuy ê và biển Đỏ. Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí chiến lược quan trọng nên đây là nơi đã xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, dân tộc trong và ngoài khu vực.
GV có thể nói thêm về các tranh chấp giữa các dân tộc, quốc gia trong và ngoài khu vực hiện nay.
1. Vị trí địa lý- Có vị trí chiến lược quan trọng:
+ Tiếp giáp với các vịnh biển (vịnh Pec xich, biển Ả rập, Biển Đỏ, ĐTH, biển Đen, biển Caxpi), khu vực Trung Á và Nam Á của châu Á, châu Âu và châu Phi.
+ Nằm trong khoảng các vĩ độ: 120B – 420B.
2. Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình có nhiều núi và cao nguyên:  Phía đông bắc có các dãy núi cao, phía tây nam là sơn nguyên Arập, ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà.
- Khu vực thuộc đới khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới, khí hậu khô hạn.
- Tài nguyên quan trọng nhất là dầu mỏ. Dầu mỏ đã xuất khẩu đi các nước ở châu Âu, châu Á, châu Mĩ và châu Đại Dương.
3. Đặc điểm dân cư kinh tế, chính trị

- Dân cư khoảng 286 triệu người phần lớn là người Ả Rập, chủ yếu theo đạo Hồi, sinh sống tập trung ở vùng ven biển, những nơi có nguồn nước, tỉ lệ dân thành thị cao.
- Kinh tế: Công nghiệp (khai thác và chế biến dầu mỏ) thương mại phát triển.
- Chính trị: không ổn định, là nơi đã xảy ra những cuộc tranh chấp giữa các bộ tộc, dân tộc trong và ngoài khu vực.


- Ý nghĩa chiến lược của vị trí địa lí Tây Nam Á: nơi qua lại giữa ba châu lục, giữa các vùng biển, đại dương.



4. Thực hành / luyện tập 
- Hỏi – đáp: GV tổ chức cho HS lần lượt hỏi  và trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung của bài.
Giải quyết vấn đề: GV nêu vấn đề cho cả lớp: Làm thế nào để có thể tìm  được  con đường biển ngắn nhất đi từ châu Âu sang châu Á qua khu vực Tây Nam Á?
5. Hoạt động nối tiếp
Thu thập thông tin: GV yêu cầu HS tiếp tục thu thập các thông tin về khu vực Tây Nam Á qua đài, báo, ti vi,… và viết thành một bài báo ngắn để trình bày vào đầu giờ học sau.
6. Rút kinh nghiệm
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .