Tìm Kiếm

Địa Lí 8 Bài 10

Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Tây Nam Á
I. Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực:
+ Xác định vị trí các nước trong khu vực, nhận biết được 3 miền địa hình: Miền núi phía bắc, đồng bằng ở giữa, phía nam là sơn nguyên.
+ Giải thích được khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, tính nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng sâu sắc đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong khu vực.
2. Về kĩ năng
-  Rèn kỷ năng nhận biết phân tích các yếu tố tự nhiên trên bản đồ rút ra mối quan hệ giữa chúng.
- Sử dụng phân tích lược đồ phân bố mưa, thấy được sự ảnh hưởng của địa hình đối với lượng mưa.
II.  Phương tiện dạy học
Bản đồ tự nhiên khu vực Nam Á.
- Ảnh về núi Hy-Ma-Lay-A.
III. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định
Lớp
HS vắng
81
 
82
 
83
 
84
 
85
 
2. KTBC
3. Bài mới. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khu vực Nam Á rất phong phú, đa dạng. Sự đa dạng đó được thể hiện như thế nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay.                              
HĐ 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và địa hình khu vực Nam Á
- Bước 1: HS Quan sát bản đồ tự nhiên khu vực Nam Á:
+ Xác định các quốc gia trong khu vực.
+ Nước nào có diện tích lớn nhất?   (Ấn Độ: 3, 28tr km2)
+ Nước nào có diện tích nhỏ nhất?   (Man Đi Vơ 298km2).
+ Nêu đặc điểm vị trí địa lí của khu vực?
+ Kể tên các miền địa hình chính từ Bắc -> Nam?
- Bước 2: HS thảo luận cặp đôi.
- Bước 3: GV chỉ định 1 số cặp đôi trình bày các vấn đề.
- Bước 4: GV tóm tắt và chuẩn kiến thức.
Chuyển ý: Với đặc điểm vị trí, địa hình như vậy khí hậu sông ngòi cảnh quan tự hnhiên Nam Á như thế nào?
HĐ2Tìm hiểu về đặc điểm khí hậu, sông ngòi, cảnh quan Nam Á
* HS làm việc cá nhân
- Bước 1: HS quan sát H 10.2 SGK kết hợp với kiến thức đã học trả lời câu hỏi:
+ Cho biết Nam Á nằm chủ yếu trong đới khí hậu nào?  (Nhiệt đới gió mùa).
+ Đọc nhận xét số liệu khí hậu 3 địa điểm: Mun Tan, Se-ra pun di, Mun bai ở H10.2?
+ Nhận xét về sự phân bố mưa của khu vực? Giải thích?
Dãy Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên lượng mưa ven biển phía tây (Mum bai) lớn hơn nhiều sơn nguyên Đề can.
Lượng mưa 2 địa điểm Se-ra- pun- di, Mun Tan khác nhau do vị trí địa lí: Mun Tan thuộc đới khí hậu nhiệt đới khô do gió mùa tây nam gặp núi Hy ma lay a chắn gió chuyển hướng tây bắc do đó Mun tan ít mưa hơn Se pa pun di.
- Bước 2: GV chỉ định 1 vài HS trình bày các vấn đề.
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
CH: Mô tả sự ảnh hưởng của gió mùa đới với sinh hoạt của dân cư khu vực Nam Á?
(Tháng 10 đến tháng 3: Mùa đông gió đông bắc thổi từ đất liền ra biển khô hạn, trở ngại cho trồng trọt và chăn nuôi.
Tháng 4 đến tháng 9: Mùa hạ gió tây nam từẤn Độ Dương vào đem mưa đến đây là thời kỳ thuận lợi cho sản xuất.)
CH:  Dựa vào bản đồ tự nhiên Nam Á cho biết các sông chính trong khu vực Nam Á?
CH: Khu vực Nam Á có các kiểu cảnh quan chính nào?
1. Vị trí địa lý và địa hình 



- Là bộ phận nằm rìa phía nam của lục địa.
Phía bắc: Miền núi Himalaya cao đồ sộ hướng tây bắc – đông nam dài 2600Km. Rộng 320 -400Km.
Ở giữa: Đồng bằng Ấn Hằng dài hơn 3000Km, rộng 250 -350Km.
Phía nam: Sơn nguyên Đêcan với 2 rìa được nâng cao thành 2 dãy gát tây, gát đông cao trung bình 1300m.
2. Khí hậu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên






* Khí hậu:
- Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình.


- Do ảnh hưởng sâu sắc của địa hình nên lượng mưa phân bố không đều.







* Sông ngòi:
- Nam Á có nhiều sông lớn: Sông Ấn, Sông Hằng, Sông Bramaput.
* Cảnh quan:
- Các cảnh quan tự nhiên chính: Rừng nhiệt đới ẩm, Xavan, hoang mạc núi cao.
4. Thực hành / luyện tập
- Nam Á có mấy miền địa hình? Nói rõ đặc điểm của mỗi miền?
- Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á?
5. Hoạt động nối tiếp
- Học bài cũ và đọc trước bài 11.
- Tại sao cùng vĩ độ với miền bắc Việt Nam mà khu vực Nam Á có mùa đông ấm hơn?
6. Rút kinh nghiệm
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .