Tìm Kiếm

Hướng dẫn soạn bài : Đọc kịch bản văn học

ĐỌC KỊCH BẢN VĂN HỌC
I. NHỮNG YÊU CẦU VỀ ĐỌC KỊCH BẢN VĂN HỌC
1. Trong kịch có nhân vật, cốt truyện, lời trữ tình và đặc biệt là xung đột gay gắt. Vì thế, đọc kịch cần chú ý: phân tích cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, xung đột kịch.
2. Kịch ít lời kể, chủ yếu là lời thoại nên đọc kịch phải chú ý  đến lời thoại của nhân vật. Lời thoại biểu hiện xung đột kịch và tính cách nhân vật. Qua lời đối thoại (hoặc độc thoại), nhận vật bộc lộ tính cách và tâm trạng. Cùng với hành động, lời thoại của nhân vật cũng là nơi thể hiện tư tưởng của vở kịch.
3. Đọc kịch bản văn học cần phải đặc biệt chú ý đến ngôn ngữ kịch. Ngôn ngữ kịch biểu đạt hành động thực tế và hành động nội tâm của nhân vật. Ngôn ngữ thúc đẩy hành động, khắc sâu mâu thuẫn và xung đột giữa các nhân vật. Ngôn ngữ kịch có những đặc trưng riêng nên cần phải chú ý phân tích.
4. Lời thoại của nhân vật kịch chứa đựng nhiều cảm xúc, thường có tính chất triết lí và thể hiện rất rõ mức độ gay gắt của xung đột kịch. Khi phân tích cần chú ý đến đặc điểm này của lời thoại trong kịch.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu trùng đài có 9 cảnh. Mỗi cảnh được phân biệt bởi sự thay đổi hoặc thêm, bớt nhân vật tham gia câu chuyện. Sự phân cảnh như vậy thể hiện được sự thay đổi (tăng hoặc giảm sự gay gắt của xung đột kịch). Trong đoạn trích, mỗi lớp kịch các nhân vật lại xuất hiện đông hơn, nhốn nháo hơn, xung đột kịch lại gay gắt thêm một bậc. Sự xuất hiện của các nhân vật mới cùng với hành động, lời thoại của họ đã đẩy xung đột dần tới cao trào.
2. Đọc đoạn trích hồi V kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia.
- Đoạn trích có một hồi, chia là ba cảnh:
+ Cảnh I: Rô-mê-ô và Ban-tơ-da đến hầm mộ. Rô-mê-ô bẩy cửa hầm mộ.
+ Cảnh II:  Pa-rix xuất hiện, Rô-mê-ô và Pa-rix đánh nhau, Pa-rix chết.
+ Cảnh III: Rô-mê-ô đưa Pa-rix vào hầm mộ, chàng uống thuộc độc và chết bên Giu-li-et.
- Rô-mê-ô được người nhà báo tin Giu-li-ét chết, chàng tưởng Giu-li-ét chết thật nên đã đến hầm mộ nhà Ca-piu-lét để được chết bên người yêu. Xung đột xảy ra khi Pa-rix hiểu lầm Rô-mê-ô đến để trả thù. Họ đánh nhau và Rô-mê-ô giết chết Pa-rix. Xung đột được giải quyết mang đầy màu sắc bi kịch. Rô-mê-ô chết lại mở ra một tình huống mới cho hồi kịch sau.
- Đoạn trích thuộc hồi gần cuối của vở kịch. Sau hàng loạt xung đột gay gắt xảy ra, tu sĩ Lô-rân phải để Giu-li-ét giả chết để Rô-mê-ô về đưa nàng đi trốn. Nhưng một tình huống mới lại xảy ra: người nhà của Rô-mê-ô lại đến báo tin Giu-li-ét chết trước người báo tin lành của tu sĩ. Chính tình huống này đã đẩy cao trào của vở kịch lên đỉnh điểm và dẫn đến kết cục bi thảm: Rô-mê-ô và Giu-li-ét cùng chết.
3. Trong đoạn trích này có cả đối thoại và độc thoại. Những đối thoại và độc thoại này đã thể hiện tính cách nhân vật.
- Lời của Rô-mê-ô thể hiện tâm trạng đau đớn tột cùng. Tâm trạng ấy dẫn đến hành động tiếp theo của chàng. Hành động và lời nói thể hiện tình yêu tha thiết và say đắm của chàng đối với Giu-li-ét. Nó giải thích hàng động tự vẫn của chàng.
Pa-rix xuất hiện bằng lời độc thoại, đoạn đọc thoại này cho thấy Pa-rix đã hiểu lầm Rômêô. Mâu thuẫn của hồi kịch bắt đầu xuất hiện. Lời của Pa-rix đối với Rômêô đã đẩy mâu thẫu đến cao trào và dẫn đến hành động của Rômêô.
4. Phân loại lời độc thoại và đối thoại trong đoạn kịch:
Độc thoại: Lời thoại thứ 5( Rômêô), thứ 6 (Pa-rix), lời thoại cuối cùng (Rômêô).
Đối thoại: các lời thoại còn lại
Các đối thoại bộc lộ vấn đề và mâu thuẫn của các nhân vật. Các đoạn độc thoại thể hiện tâm trạng của nhân vật
Độc thoại của Rômêô ở phần cuối đoạn trích là đoạn độc thoại giàu chất thơ. Nhân vật giãi bày tâm trạng của mình trước khi tự vẫn nên lời thoại thể hiện cảm xúc, những xúc động và nỗi đau của nhân vật.